The Wayback Machine - https://web.archive.org/web/20220111180348/http://dakhoaannhien.com/post-detail/dich-vu-kham-suc-khoe-nghe-nghiep.html
Loading

DỊCH VỤ KHÁM SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP

Tin tức   02/04/2021


 
  Hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp:

 

I, Khám Bệnh Nghề nghiệp:

Sức khỏe Nghề nghiệp là sức khỏe khi lao động, vận động sức khỏe phát sinh từ lao động, sức khỏe của cộng đồng lao động bao gồm trạng thái thoải mái về thể chất, tâm thần xã hội trong thời gian làm việc và điều kiện môi trường làm việc chứ không phải tình trạng mắc bệnh hay tàn tật.

Khám sức khỏe cho người lao động hay khám sức khỏe nghề nghiệp là việc thực hiện các nội dung khám và xét nghiệm với mục đích đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe người lao động với công việc đang làm, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, các bệnh phát sinh liên quan đến yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp.

Lợi ích của khám sức khỏe nghề nghiệp.

Đối với người lao động.

+ Phát hiện được các vấn đề về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh

+ Chuẩn đoán sớm các bệnh nhất là các bệnh không có các biểu hiện ra bên ngoài, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc điều trị có hiệu quả cao, giảm chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.

Đối với người sử dụng lao động

+ Ngăn ngừa, phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động mắc bệnh.

+ Bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, nâng cao năng xuất lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Nâng cao thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Nội dung khám sức khỏe phải áp dụng theo quy định của pháp luật

Các nội dung bắt buộc theo quy định của của Bộ Y tế:

1- Lập hồ sơ, cập nhật các thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật.

2- Khám thể lực chung: Đo chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp…

3- Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa: Nội, ngoại, da liễu, phụ khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt…

4- Khám cận lâm sàng bắt buộc:

+ Công thức máu, đường máu.

+ Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu (đường, protein, tế bào).

5- Cận lâm sàng khác:

+ Chụp X – quang tim phổi, và làm các xét nghiệm cận lâm sàng khác theo chỉ định của bác sỹ khám.

                                                                               Máy chụp Xq, Ct hiện đại

Nội dung khuyến cáo áp dụng trong khám sức khỏe.

– Đo kiểm tra thính lực bằng máy đo thính lực : áp dụng trong khám tuyển, đo kiểm tra hàng năm nếu môi trường có mức tiếng ồn cao.

– Siêu âm tổng quát, điện tâm đồ nên định kỳ.

– Các xét nghiệm sinh hóa: Xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm chức năng gan, chức năng thận…

+ Tư vấn sức khỏe: Trong khám sức khỏe định kỳ cần có nội dung tư vấn riêng do các bác sỹ chuyên khoa sức khỏe nghề nghiệp đảm nhận.

Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

– Tùy theo yếu tố người lao động phải tiếp xúc tại nơi làm việc mà lựa chọn các nội dung khám bệnh nghề nghiệp khác nhau. Việc lựa chọn các nội dung khám nên tham khảo các bác sỹ chuyên khoa sức khỏe nghề nghiệp.

– Một số bệnh nghề nghiệp thường hay áp dụng khám sàng lọc là các bệnh phổi nghề nghiệp, điếc nghề nghiệp …

– Khám bệnh nghề có thể áp dụng đối với toàn bộ những lao động có yếu tố nguy cơ hoặc sau khám sức khỏe định kỳ lựa chọn các đối tượng nghi ngờ để gửi đi khám chuyên khoa bệnh nghề nghiệp.

– Để việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp có hiệu quả và giảm chi phí, các doanh nghiệp nên mời những đơn vị có cả hai chức năng khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp.

                                                                                      Đo thính lực sơ bộ

II, NỘI DUNG:

A, Thực hiện việc khám BNN:

  • Thực hiện theo Nghị định 45/2013/ND-CP: Quy định chi tiết về một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Thực hiện Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT – BLĐTBXH – BYT: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.
  • Thông tư 28/2016/TT-BYT: Thông tư hướng dẫn quản lý Bệnh nghề nghiệp.

 Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

  1. Quy trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
  2. a) Trước khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
  3. b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa Điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động;
  4. c) Thực hiện việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
  5. d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động các giấy tờ quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này.Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp) .Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp; Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh Mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội; Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;d) Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);

 Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 2 Điều này; Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh Mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

                                                                                                                                                 ( trích thông tư 28/2016/ TT-BYT)

1, PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP:

Điếc nghề nghiệp là tình trạng chấn thương âm thanh ở tai, do tiếng ồn ở môi trường lao động đạt đến mức gây hại, tác động trong một thời gian dài gây nên những tổn thương không hồi phục những tế bào thần kinh ở tai trong.

Những người làm việc ở các nhà máy, công trường, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có tiếng ồn lớn đều có thể bị điếc nghề nghiệp. Từ lâu điếc nghề nghiệp được công nhận là một bệnh nghề nghiệp (bệnh do nghề nghiệp gây ra và được hưởng đền bù, trợ cấp khi mắc bệnh).

a, Triệu chứng

Bệnh kéo dài, âm ỉ hàng năm, người bệnh thường không tự biết vì chỉ có một triệu chứng là nghe kém. Bệnh thường diễn biến làm 3 giai đoạn với thời gian khác biệt nhau tùy theo từng người.

b, Giai đoạn thích ứng

Những ngày đầu lao động ở nơi có tiếng ồn lớn, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tai ù, tức như đút nút lỗ tai: inh tai, nghe kém sau hay cuối giờ lao động, nếu được theo dõi qua đo thính lực thấy lúc đầu chỉ có thiếu hụt ở tần số 4096Hz, có thể tới 40 – 50dB ở cả hai tai. Sau vài ba tuần, các triệu chứng trên giảm và hết hẳn, người bệnh tưởng như đã thích ứng được với tiếng ồn nhưng thực ra còn lại nghe kém ở tần số cao.

Triệu chứng duy nhất gặp ở người bệnh chính là nghe kém.

Khi nghe ở các tần số sinh hoạt cũng bị giảm sút, người bệnh tự ý thức được bị nghe kém do ảnh hưởng đến giao tiếp ngôn ngữ. Nghe kém thể tiếp âm, luôn đối xứng hai tai, ngày càng tăng, đưa tới suy giảm ở tất cả các tần số trở thành điếc rõ rệt và có thể đưa tới điếc nặng, điệc đặc cả hai tai.

Thời gian và mức độ tiến triển khác biệt nhau tùy theo từng người.

c, Chẩn đoán: Trước hết cần xác định đối tượng có làm việc ở nơi có tiếng ồn cường độ với cường độ >85dB, thời gian lâu quá 3 tháng liên tụ với mỗi ngày tối thiệu 6 giờ. Chỉ những người làm việc trong điều kiện như vậy mới mắc điếc nghề nghiệp.

Đo thính lực sơ bộ để phát hiện có nghe kém rõ rệt ở tần số cao, đối xứng hai tai.

Đo thính lực hoàn chỉnh để xác định có nghe kém tiếp âm, đối xứng hai tai, thể loa đạo đáy hay toàn loa đạo.

d, Điều trị bệnh điếc nghề nghiệp

Trong trường hợp người lao động được chẩn đoán là điếc do nghề nghiệp thì cách điều trị tốt nhất nhằm giúp người bệnh có thể trao đổi, nói chuyện với mọi người xung quanh là sử dụng máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai.

Tuy nhiên, việc sử dụng máy trợ thính người bệnh cũng cần hết sức lưu ý điều chỉnh tần số phù hợp với tình trạng điếc. Người bệnh không nên tự ý đi mua máy trợ thính mà chưa có kiểm tra tình trạng tai hay sự tư vấn của bác sĩ.

e, Phòng tránh bệnh điếc nghề nghiệp

Bệnh điếc nghề nghiệp nếu không kịp thời phòng tránh sẽ để lại biến chứng là điếc vĩnh viễn, không có khả năng phục hồi. Vì vậy, những người lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp… có tiếng ồn lớn có thể tự bảo vệ sức nghe của tai bằng cách:

  • Sử dụng dụng cụ phòng hộ: loa che tai, nón che tai, nút bịt tai… Những dụng cụ này sẽ làm giảm từ 20 – 15dB nên sẽ đưa cường độ âm thanh gây hại cho tai giảm uống. Bạn nên lựa chọn những dụng cụ vừa khít với cấu trúc của tai bạn mà không gây khó chịu hay kích ứng, không làm ảnh hưởng đến quá trình lao động.
  • Không nên làm việc ở nơi có tiềng ồn lớn liên tục trong 8 tiếng, cần có thời gian ngắn nghỉ ngơi để phục hồi thính lực.
  • Chỉ phát hiện có dấu hiệu ù tai, nghe kém… người bệnh cần tìm đến các chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Đối với người quản lý nên sắp xếp thời gian cho người lao động nghỉ ngơi yên tĩnh trong những giờ nghỉ giữa ca hoặc nghe nhạc với cường độ nhẹ. Đồng thời, sử dụng những thiết bị máy móc có tiếng ồn không quá lớn, giúp môi trường làm việc của công nhân được yên tĩnh và an toàn hơn.          

2, Bệnh hô hấp nghề nghiệp
Bệnh hô hấp nghề nghiệp là hậu quả của sự phơi nhiễm với bụi, hạt trên cơ địa người có nhạy cảm trong quá trình sản xuất, bụi có thể là bụi vô cơ như bụi silic, bụi amiăng hoặc bụi hữu cơ như bụi bông, đay, gai, lông vũ… Người ta xác định bụi trong môi trường lao động bằng các máy chuyên dụng để đánh giá bụi toàn phần và bụi hô hấp. Chính bụi hô hấp mới là tác nhân thực sự gây nên các tổn thương đường hô hấp. Những hạt bụi này thường có kích thước dưới 5 micromet. Hoặc xác định số sợi bông, sợi amiăng/1m3 không khí trong môi trường lao động và từ đó mới đánh giá được nguy cơ mắc bệnh của người công nhân. Nhìn chung, các bệnh hô hấp nghề nghiệp đều thuộc loại rất dễ mắc và có đặc điểm diễn tiến âm thầm, sau nhiều năm mới bộc lộ triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp là ho, khó thở, cảm giác đau tức ngực. Bệnh nhân nặng có thể ho ra máu, khó thở thường xuyên, thể trạng suy sụp. Bệnh khó chữa và có thể làm mất khả năng lao động, thậm chí gây tử vong. Những bệnh này thường không hồi phục hoàn toàn do đó việc phòng ngừa, phát hiện sớm để kịp thời can thiệp là rất quan trọng. Xquang và đo chức năng phổi là các xét nghiệm rất quan trọng để chẩn đoán sớm các bệnh này.

                                                                    Đo chức năng hô hấp cho người lao động

Danh mục các bệnh phổi nghề nghiệp được Bộ Y tế và Bộ Lao động  Thương binh và xã hội công nhận ở Việt Nam gồm: bệnh bụi phổi – silic; bụi phổi – amiăng; bụi phổi bông, viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, hen phế quản nghề nghiệp và lao nghề nghiệp.

a, Bệnh bụi phổi – silic

Đây là bệnh nguy hiểm và thường gặp nhất. Đó là tình trạng xơ hóa phổi lan tỏa do người lao động hít thở phải bụi có hàm lượng silic tự do cao (SiO2). Silic chiếm tới 25% bề mặt vỏ trái đất và được phân phối rộng rãi trong tự nhiên. Môi trường gây bệnh gặp ở tất cả các công việc có tiếp xúc với bụi silic tự do, chủ yếu là: khoan, đập, khai thác quặng đá, sản xuất và sử dụng các loại đá mài, bột đánh bóng, chế tạo thủy tinh, đồ sành sứ, đồ gốm, gạch chịu lửa và các sản phẩm có chứa silic tự do khác.. Bệnh tiến triển thành mạn tính do sự xâm nhập và tồn đọng của bụi chứa silic tự do ở dạng tinh thể. Sau khi ngừng tiếp xúc với bụi này, bệnh vẫn tiếp tục tiến triển, không hồi phục, gây các biến chứng như suy hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, lao tại phổi, gây tràn khí phế mạc, hoại tử vô khuẩn, viêm phế quản mạn, xơ hóa phổi. Biểu hiện của bệnh phổi silic là khó thở khi gắng sức, đau tức ngực (lúc này bệnh đã phát triển và có biến chứng). Do chưa có thuốc điều trị hiệu quả nên bệnh nhân thường chỉ được điều trị triệu chứng và tập luyện phục hồi chức năng hô hấp.

b, Bệnh bụi phổi amiăng

Amiăng là một hợp chất gồm silicat, sắt, ma nhê, nhôm, kẽm. Những công việc tiếp xúc nhiều với amiăng như: khoan đập phá, khai thác quặng có amiăng; chải sợi, kéo sợi, dệt vải amiăng may áo cách nhiệt, làm thùng cách nhiệt cho nồi hơi, làm vật liệu cách âm, chế tạo doăng amiăng và cao su, xi măng amiăng, tấm lợp amiăng… Các triệu chứng của người mắc bệnh bụi amiăng là: khó thở khi gắng sức, đau ngực, cử động lồng ngực bị hạn chế. Bệnh có thể diễn tiến theo hướng xơ hóa phổi, tổn thương màng phổi lành tính, u ác tính. Người mắc bệnh bụi phổi amiăng có nguy cơ cao bị ung thư phế quản, ung thư biểu mô, các biến chứng thiểu năng tim, suy tim không hồi phục. Hiện cũng chưa có phương pháp điều trị khỏi hoặc hạn chế sự tiến triển của bệnh. Điều trị triệu chứng chủ yếu bằng các loại thuốc corticostéroid, thuốc long đàm, thuốc giảm ho, tập luyện phục hồi chức năng.

c, Bệnh bụi phổi bông

Bệnh xuất hiện do tiếp xúc với bụi bông, bụi gai, bụi đay, vượt quá giới hạn cho phép (1mg/m3 trung bình lấy mẫu 8 giờ), thời gian tiếp xúc với nghề nghiệp thường trên 5 năm. Bệnh thường gặp ở các công nhân làm việc trong các nhà máy sử dụng hoặc sản xuất các sợi bông, đay, gai như se sợi, dệt vải, dệt bao bì, tiếp xúc lâu năm với bụi thảo mộc… Bệnh gây những tổn thương về bộ máy hô hấp ở giai đoạn sớm, người bệnh có biểu hiện tức ngực vào ngày lao động đầu tiên sau kỳ nghỉ cuối tuần. Về sau, triệu chứng này kéo dài sang các ngày khác trong tuần nhưng nhẹ dần vào những ngày cuối tuần. Ở giai đoạn cuối, biểu hiện lâm sàng giống với viêm phế quản mạn nên rất khó phân biệt bệnh có nguyên nhân nghề nghiệp hay không. Để điều trị, cần dùng thuốc kháng histamin để làm giảm tác hại bụi bông đối với phổi; hít thở khí dung thuốc giãn phế quản.

d, Bệnh viêm phế quản mạn tính

Bệnh do tiếp xúc nghề nghiệp với các loại bụi, nồng độ bụi vượt quá giới hạn tối đa cho phép, hoặc phải tiếp xúc với các hơi, khí độc như SO2, H2S… có trong môi trường với thời gian khoảng 3 năm. Bệnh có triệu chứng: phế quản tăng tiết gây ho, khạc đờm suốt trên ba tháng mỗi năm và kéo dài trên hai năm. Bệnh gây ra suy giảm chức năng hô hấp, có thể phát hiện ra qua đo chức năng phổi.

e, Hen phế quản nghề nghiệp

Đây là bệnh hen phế quản mà nguyên nhân được gây ra bởi toàn bộ hoặc một phần các tác nhân ở nơi làm việc. Nguyên nhân gây bệnh chính là do các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên. Các tác nhân gây bệnh thường gặp ở các công nhân làm việc trong môi trường chăn nuôi, thí nghiệm labo, các nhà máy sản xuất hóa chất, xà phòng, thuốc lá, nhựa, cao su, làm đồ chơi, đồ gốm, thợ in hay ở các nông trường chè, cafe, nhà máy chế biến gỗ, công nghiệp hóa dược… Bệnh tiến triển rất phức tạp và còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Bệnh thường xuất hiện ở những công nhân đã có tiền sử mắc bệnh hen hoặc những công nhân có cơ địa dị ứng. Với những người có cơ địa dị ứng, khi ngừng tiếp xúc trong môi trường lao động có yếu tố dị nguyên, triệu chứng hen cũng mất dần. Bởi vậy người lao động đã xác định hen nghề nghiệp nên ngừng tiếp xúc với môi trường có yếu tố khởi phát.

f, Dự phòng bệnh hô hấp nghề nghiệp

Bệnh hô hấp nghề nghiệp có thể phòng tránh một cách hiệu quả nếu người lao động tuân thủ đúng các nguyên tắc an toàn vệ sinh lao động.

Các cơ sở làm việc cần trang bị kiến thức, hiểu biết cho người lao động cũng như người sử dụng lao động về các bệnh hô hấp nghề nghiệp và biện pháp dự phòng dưới hình thức thông qua các lớp tập huấn, hội thảo về an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Các cơ quan hữu quan cần giám sát, kiểm tra định kì và có biện pháp cải thiện môi trường lao động thường xuyên như từng bước thay đổi qui trình công nghệ cũ bằng công nghệ hiện đại, sạch, tự động hóa hoặc sử dụng các chất thay thế ít gây độc hại hơn; tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật bảo hộ lao động như: hệ thống thông gió, hút bụi, dập bụi, hút hơi, khí độc… và tăng cường trang bị bảo hộ lao động cá nhân, khẩu trang có hiệu quả./.​

II, khám sức khỏe định kỳ gồm:

Theo thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe, danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc sẽ bao gồm:

a, Khám lâm sàng

Người khám sức khỏe sẽ được kiểm tra thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp. Sau đó bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tổng quát các cơ quan trong cơ thể để phát hiện các bệnh lý hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, thận-tiết niệu, cơ xương khớp,…

Sau khi khám tổng quát, người khám sức khỏe sẽ được khám bệnh các chuyên khoa, bao gồm:

  • Khám mắt: Khám mắt gồm nhiều bài kiểm tra thị lực và đo thị lực dưới kính hiển vi nhằm đánh giá thị lực, khả năng nhìn. Khám mắt giúp phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh, tật về mắt nhằm điều trị kịp thời, tránh làm tổn thương thị giác hay các diễn biến xấu có thể xảy ra làm mất thị lực.
  • Khám tai mũi họng: Tai mũi họng là các bộ phận trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng tai mũi họng, nếu có các bất thường sẽ điều trị dứt điểm ngay từ đầu.
  • Khám răng: Kiểm tra sức khỏe răng miệng nhằm phát hiện sớm các bệnh lý để điều trị kịp thời. Ngoài ra, người đến thăm khám sẽ được bác sĩ tư vấn cách bảo vệ răng đúng cách.
  • Khám da liễu: Thăm khám da liễu để phát hiện các rối loạn về da như viêm da,…
  • Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ thăm khám và khám tầm soát các bệnh lý phụ khoa.

b, Xét nghiệm

Để đánh giá các chỉ số trong cơ thể, người khám sức khỏe định kỳ sẽ được thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu:

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu nhằm xác định số lượng và tỷ lệ các thành phần trong máu. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá người khám sức khỏe có bị thiếu máu hay không,… Xét nghiệm sinh hóa máu nhằm xác định các thông số quan trọng như đường máu, urê, creatinin, men gan,… Các chỉ số này giúp đánh giá chức năng gan, thận,..

Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích thông số nước tiểu giúp xác định có tình trạng viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lý về thận hay không,…

c, chuẩn đoán hình ảnh

Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc sẽ bao gồm chụp phim X-quang tim phổi nhằm phát hiện sớm các tổn thương ở phổi cùng các vấn đề liên quan khác.

Bên cạnh danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc như trên, tùy theo đặc điểm độ tuổi, yếu tố nguy cơ. Các kỹ thuật có thể được thực hiện siêu âm ổ bụng, chức năng tuyến giáp, xét nghiệm nội tiết tố,..

  • Ngoài ra Trung tâm y tế – môi trường lao động công thương là một trong số ít những đơn vị trong cả nước được đủ điều kiện khám Bệnh nghề nghiệp theo quy định của  

NGHỊ ĐỊNH 109/2016/NĐ-CP NGÀY 01/07/2016.

Giấy phép 02/BYT-GPHĐ Phòng khám điều trị Bệnh Nghề Nghiệp .

Cùng với đầy đủ trang thiết bị nhân lực, vật lực, đội ngũ cá bộ y tế chuyên ngành có trình độ kỹ thuật cao sẽ đáp ứng đủ yêu cầu của các đơn vị có nhu cầu Khám sức khỏe định kỳ và Bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu.

hotline
x